Lĩnh vực hoạt động Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên

Đấu tranh tội phạm

Năm 2005, ENV thành lập Phòng Bảo vệ động vật hoang dã (gọi tắt là WCU - Wildlife Crime Unit) nhằm hỗ trợ các cơ quan chức năng trong nỗ lực đấu tranh với các vi phạm về động vật hoang dã, đồng thời khuyến khích công chúng cùng nỗ lực ngăn chặn tình trạng săn bắt và buôn bán động vật hoang dã trái phép.[5]

WCU vận hành Đường dây nóng miễn phí bảo vệ động vật hoang dã 1800-1522[6] để tiếp nhận thông tin từ người dân về các vụ buôn bán, săn bắt, vận chuyển, tàng trữ động vật hoang dã trái phép.

Mục tiêu hoạt động của WCU bao gồm:

  • Khuyến khích người dân thông báo các vi phạm về động vật hoang dã đến cơ quan chức năng địa phương hoặc đường dây nóng miễn phí 1800-1522[6] của ENV.
  • Chuyển giao thông tin từ người dân đến các cơ quan chức năng và hỗ trợ cơ quan chức năng trong quá trình xử lý vi phạm,[7][8] đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật cũng như thông báo kết quả cho người dân để khuyến khích người dân tiếp tục ủng hộ các nỗ lực bảo vệ động vật hoang dã.
  • Giám sát và đảm bảo việc tuân thủ pháp luật đối với vi phạm về tiêu thụ động vật hoang dã tại các đô thị lớn.[9]
  • Phân tích, tổng hợp các thông tin hữu ích để cung cấp cho các cơ quan chức năng.[10][11][12]
  • Hỗ trợ định dạng loài ban đầu và chuyển giao động vật hoang dã tịch thu đến các trung tâm cứu hộ.
  • Hỗ trợ kết nối cơ quan chức năng ở Việt Nam với cơ quan chức năng của các quốc gia khác để đấu tranh với các tội phạm xuyên quốc gia.

Truyền thông

Từ năm 2000, ENV đã thực hiện nhiều chiến dịch nâng cao nhận thức với mục tiêu giảm thiểu nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm từ động vật hoang dã.

ENV sử dụng nhiều cách thức tiếp cận khác nhau thông qua các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình, cũng như tổ chức các sự kiện[13] với sự tham gia của những người nổi tiếng[14] hay các chiến dịch[15] trên Internet.

Các hoạt động chính bao gồm:

  • Giảm thiểu nhu cầu tiêu thụ động vật hoang dã:

ENV phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông và mạng lưới hơn 300 nhà báo, phóng viên nhằm tăng cường việc truyền tải thông điệp về bảo vệ động vật hoang dã tới người dân. Chương trình giáo dục môi trường lưu động của ENV đã được thực hiện tại nhiều vùng miền trên khắp cả nước[16] nhằm truyền tải thông điệp bảo vệ động vật hoang dã đến nhiều nhóm đối tượng khác nhau, từ học sinh - sinh viên,[17] người dân vùng đệm VQG/KBT đến các cán bộ cơ quan chức năng địa phương.

ENV thường xuyên tổ chức các buổi triển lãm tại các khu vực công cộng hay các buổi nói chuyện chuyên đề về bảo vệ động vật hoang dã cho sinh viên các trường đại học, khuyến khích sinh viên cùng tham gia bảo vệ động vật hoang dã.

ENV đã phối hợp chặt chẽ với hơn 300 tổ chức, doanh nghiệp, các cơ quan, chợ, bệnh viện và các hiệu thuốc Đông y với mục đích nâng cao ý thức cho nhân viên của các doanh nghiệp và người dân trong việc bảo vệ động vật hoang dã.

  • Phim ngắn truyền thông:
Nghệ sĩ Quốc Khánh và Công Lý kêu gọi cộng đồng bảo vệ loài hổ trong phim ngắn truyền thông của ENV[18]

Kể từ năm 2004, ENV liên tục phát hành các phim truyền thông[19] bảo vệ động vật hoang dã. Các phim này có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng[20] giúp truyền tải thông điệp tới đông đảo cộng đồng. Với sự hỗ trợ của các đài Truyền hình Trung ương và địa phương, các đối tác truyền thông như RailTV, Goldsun Focus Media, Chicilon Media, các phim của ENV thường được phát sóng trên 50 – 60 kênh truyền hình, trên tàu tốc hành Bắc Nam và nhiều trung tâm thương mại hay các tòa nhà văn phòng và khu dân cư.

Chính sách & Pháp luật

Chương trình Chính sách và Pháp luật ENV ra đời năm 2007 nhằm góp phần cải tiến các văn bản pháp luật, các cơ chế, chính sách liên quan đến bảo vệ và bảo tồn động vật hoang dã. ENV hợp tác với nhiều cơ quan cấp cao của chính phủ để góp ý, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã, cũng như đảm bảo hiệu quả thực thi các văn bản này nhằm góp phần bảo vệ tốt hơn các loài động vật hoang dã của Việt Nam và trên thế giới.

Các hoạt động chủ yếu của Chương trình Chính sách và Pháp luật:

  • Cập nhật và theo dõi hoạt động xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và các chính sách có liên quan đến động vật hoang dã, kịp thời góp ý để hoàn thiện chính sách trên cơ sở kinh nghiệm từ thực tiễn phối hợp trực tiếp với các cơ quan chức năng địa phương.
  • Xây dựng các hướng dẫn, hỗ trợ thực thi pháp luật về động vật hoang dã[21][22]
  • Kịp thời phản ánh các vấn đề trong quá trình thực thi[23] các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và đề xuất hướng dẫn phù hợp để hỗ trợ quá trình thực thi.
  • Tư vấn trực tiếp cho các cơ quan chức năng có liên quan trong việc áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật về động vật hoang dã để nâng cao hiệu quả quản lý,[24][25] xử lý vi phạm về động vật hoang dã.[26][27]

Bản tin về nạn buôn bán động vật hoang dã[28]

Bản tin về nạn buôn bán động vật hoang dã Số 1/2020

Với những thông tin được cập nhật, biên soạn đầy đủ nhất: các vụ bắt giữ hoạt động phạm pháp về động vật hoang dã, thống kê tình hình tội phạm, bản án xét xử dành cho các đối tượng phạm pháp, các thành tựu nổi bật trong công tác bảo vệ động vật hoang dã,...

Bản tin về nạn buôn bán động vật hoang dã sẽ được Phòng Chính sách và Pháp luật phát hành định kỳ 2 số hằng năm.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên http://www.unodc.org/unodc/en/press/releases/2020/... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://cand.com.vn/Phap-luat/Ngan-chan-tinh-trang-... http://www.hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Doi-song/885895... http://dangcongsan.vn/khoa-giao/84-thong-bao-vi-ph... http://dangcongsan.vn/khoa-giao/trien-khai-chien-d... http://ccklbinhduong.gov.vn/tin-tuc/cong-dong-cung... http://hanoitv.vn/env-ra-mat-phim-truyen-thong-ve-... http://laodongthudo.vn/gan-40-ca-the-dong-vat-hoan... http://laodongthudo.vn/quyet-liet-dau-tranh-voi-to...